Những tưởng chất thải là đồ vô dụng, ngoài làm tăng vấn đề ô nhiễm môi trường thì chất thải vô dụng. Nhưng, không phải như thế. Các nhà khoa học, những nhà sáng chế đã biến những thứ vô nghĩa thành có giá trị nhất. Khoa học được ứng dụng sáng tạo từ những gì khó tin nhất. Dường như chỉ cần một ý tưởng, thêm động lực xung quanh, là chúng ta có thể sáng tạo cuộc sống này tươi đẹp hơn.

Sáng tạo là tiền đề cho sự phát triển của con người. Luôn luôn và sẽ là như vậy khi những công nghệ thông minh nhất đang được con người hoàn thiện. Con người luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để hướng tới một tương lai hoàn hảo đúng nghĩa. Vì vậy mà nhiều ứng dụng đã được tạo ra, bao gồm cả những ứng dụng thông minh và ứng dụng mang giá trị ngược lại.

Ngay cả những ý nghĩ khó hiểu nhất, con người vẫn có thể nghĩ ra. Ai mà nghĩ được phân, chất thải sẽ làm nên trò gì. Thế mà các nhà khoa học ở PNNL thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Đại Tây Dương của Mỹ đã công bố một phương thức hoàn toàn mới trong việc sản xuất nhiên liệu. Họ đã thành công biến đổi chất thải thành một dạng dầu thô thông qua ống áp suất. Điều này thật sự kì diệu lắm chứ! Khi cuộc sống của con người bị đe dọa bởi chính chất thải hàng ngày mình thải ra thì nay các nhà khoa học Mỹ đã biến chúng trở nên có nghĩa, phục vụ cho mục đích cuộc sống của con người. Trong khi đó, chỉ vài năm trước đây các nhà khoa học PNNL đã thành công trong việc "hô biến" rong biển thành nguyên liệu xăng từ một phương pháp tương tự.

Ứng dụng công nghệ hô biến chất thải thành dầu thô

Tuy nhiên, cũng như PNNL, chúng ta hy vọng công nghệ này sẽ được ứng dụng thực tế tốt hơn so với nhiều công nghệ trước đây, cũng lấy ý tưởng chế tạo năng lượng thay thế từ phân.

Chất thải sau quá trình chuyển hóa hoàn thiện thành sản phẩm biocrude

Nói là sản phẩm biocrude, nhưng trong loại nhiên liệu này vẫn sản sinh ra khí nhà kính. Dễ nhận thấy việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái chế từ chất thải sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn thay vì chúng ta phụ thuộc ồ ạt vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như hiện nay. Đồng thời cải thiện được đáng kể tình thế môi trường sống, giảm gánh nặng cho các nhà máy xử lý chất thải.

Lại nói về "phân", vấn đề nguồn năng lượng tự nhiên này không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nguồn nhiên liệu thay thế. Gần đây, một thầy giáo Trung Quốc đã thành công trong việc tạo giấy từ phân của gấu trúc. E! Nghe có vẻ không được hợp vệ sinh lắm nhưng đây là nguồn nhiên liệu mới trong tương lai đấy các bạn ạ.

Thầy giáo về hưu Liu Xiaodong, ở quận Zhouzi, tỉnh Thiểm Tây đã kết hợp giữa phân gấu trúc, vỏ cây dâu tằm và dây leo của cây kiwi để tạo nên một loại giấy viết thú vị như thế này.

Ông cho biết thức ăn của gấu trúc phần lớn là cây trúc, vì vậy chất thải của chúng có rất nhiều chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao giúp loại giấy này có kết cấu rất tốt, màu sắc đẹp và mùi hương giống như cây trúc. 

Tuy nhiên, chúng ta chưa biết được khả năng cạnh tranh của loại giấy này so với giấy công nghiệp. Nhưng, đây là sản phẩm sạch và mọi người có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Biết đâu với giá thành tốt. Đây sẽ là sản phẩm được nhiều người đón nhận.

Đấy là chuyện của Thế giới, vậy bạn, bạn đã có ý tưởng nào hay cho tương lai chưa? :)